HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: “ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM”
Trong cuộc sống, những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với mọi người, đặc biệt đối với học sinh. Không phải lúc nào chúng ta cũng “thoát nạn”.
Trong cuộc sống, những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với mọi người, đặc biệt đối với học sinh. Không phải lúc nào chúng ta cũng “thoát nạn”. Mặc dù, việc dạy các em cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm không hề đơn giản bởi các tình huống nguy hiểm thường đến một cách bất ngờ, khó lường trước được hậu quả nhưng chúng ta vẫn phải làm sao trang bị được cho các em một số kĩ năng ứng phó cơ bản nhất để giảm thiểu những “tai nạn” không mong muốn.
I. Phân loại các tình huống nguy hiểm
1. Tình huống nguy hiểm từ con người:
- Cướp giật
- Ăn hiếp
- Trộm cắp
- Xâm hại người khác
- Đánh nhau
- Cháy nổ
- Bắt cóc….
2. Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên:
- Mưa
- Bão, dông, sấm sét
- Hạn hán
- Gió lớn
- Lũ quét, sạt lở
- Động đất…
II. Cách ứng phó với một sô tình huống nguy hiểm
1. Ứng phó khi bị bắt cóc
HS quan sát tình huống
Ảnh 1
Ảnh 2
Ảnh 3
- Không đi một mình nơi vắng người.
- Cảnh giác, không tiếp xúc với người lạ.
- Rèn luyện thói quen đi đâu cũng xin phép, chào hỏi bố mẹ.
- Khi gặp tình huống nguy hiểm hãy la hét thật to để người xung quanh phát hiện và tới giúp.
2. Ứng phó khi có hỏa hoạn
- Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn:
+ Bình tĩnh; thông báo cho mọi người
+ Tìm cách thoát ra khỏi đám cháy.
+ Gọi điện thông báo tới số 114.
- Khi bị mắc kẹt trong đám cháy:
+ Tìm lối thoát hiểm an toàn.
+ Đi khom hoặc bò trên đường di chuyển để thoát đám cháy
+ Lấy khăn,…làm ướt để che mũi miệng và xung quanh người.
+ Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài.
3. Ứng phó khi bị đuối nước
a. Khi bản thân bị đuối nước cần:
- Bình tĩnh, hít thật nhiều hơi vào phổi, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, thả lỏng người để nước đẩy sát lên mặt nước;
- Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người trôi đi dễ dàng bởi vì trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn;
- Khi chuyển động lên xuống, há miệng to hít vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước, ngậm miệng thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng khi ở dưới mặt nước.
- Khi gặp người bị đuối nước: Chúng ta cần kêu cứu thật to và nhanh chóng tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
b. Cần làm để tránh đuối nước bằng cách:
- Khi đi bơi cần tránh vùng cảnh báo nguy hiểm, chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ dẫn của lực lượng cứu hộ.
- Không đi bơi 1 mình mà nên bơi theo nhóm để không may sẽ có sự giúp đỡ kịp thời..,
- Không tự ý ra chơi gần ao hồ, sông, suối…khi tham gia bơi lội cần có sự cho phép và giám sát của bố mẹ,..
4. Ứng phó khi mưa dông, lốc, sét là:
- Ở trong nhà.
- Tắt các thiết bị điện trong nhà.
- Nếu đang trên đường thì nên tìm nơi trú ẩn an toàn như: tòa nhà cao tầng, siêu thị, trường học
- Không trú dưới gốc cây, cột điện.
- Không cầm nắm các vật bằng kim loại, không nên xem ti vi…
- Tránh các nơi trống vắng, quang đãng như: cánh đồng, nhà kho, bãi đỗ xe,…không có thiết bị chống sét.
- Không đội mũ, ô dù có đồ có kim loại dễ bị sét đánh
- Không đứng thành nhóm người gần nhau
- Chú ý quan sát đường dây điện vì khi dây bị đứt dễ dẫn đến tai nạn nếu chưa ngắt điện.
* Một số hình ảnh hoạt động: